Hóa đơn bất hợp pháp là gì? và giải trình như thế nào?
Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động phải trải qua quá trình quyết toán thuế.
Vậy các bạn kế toán chưa bao giờ tham gia Quyết toán thuế sẽ thấy lo lắng và lúng túng trước các tình huống cần giải trình với cơ quan thuế để bảo vệ Thuế GTGT và Chi phí thuế TNDN cho Doanh nghiệp (DN)?
- Tình huống giải trình hóa đơn bất hợp pháp:
Khi tham gia quyết toán cho 1 DN thuộc Quận Thanh Xuân chúng tôi đã gặp phải tình huống sau:
– Cơ Quan thuế đã kiểm tra và phát hiện Doanh nghiệp có 05 hóa đơn đầu vào (Liên 2) đã kê khai thuế GTGT và tính vào chi phí => 05 Hóa đơn trên thuộc Doanh nghiệp bỏ địa điểm kinh doanh, Tổng trị giá 5 hóa đơn là 2 tỷ đồng (Thuế GTGT là 200 triệu đồng).
– Cơ quan Thuế yêu cầu xuất toán toàn bộ chi phí và thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, truy thu và phạt chậm nộp với LÝ DO: ĐÓ LÀ HÓA ĐƠN BẤT HỢP PHÁP.
2.Quá trình giải trình như sau:
2.1. Thuế GTGT:
Doanh nghiệp chứng minh được tại thời điểm mua hàng Doanh nghiệp bán vẫn đang hoạt động, hóa đơn GTGT đã được Thông báo phát hành và có giá trị sử dụng (Không phải hóa đơn bất hợp pháp như quy định tại ĐIỀU 22 THÔNG TƯ 39/2014/TT-BTC).
2.2. Thuế TNDN:
– Có đầy đủ bộ hồ sơ chứng minh các hóa đơn mua vào đó là có thực (Theo quy định tại ĐIỀU 4 THÔNG TƯ 96/2015/TT-BTC sửa đổi ĐIỀU 6 THÔNG TƯ 78/2014/TT-BTC).
– Hợp đồng mua bán 2 Bên.
– Hóa đơn đầu vào (Liên 2).
– Biên bản bàn giao nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.
– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng (Nếu hóa đơn đó trên 20 triệu đồng).
KÈM THEO BẢN CAM KẾT (Có đóng dấu của Doanh nghiệp).
Lưu ý: Nếu chưa xuất dùng hàng hóa đó thì phải chứng minh hàng hóa đó vẫn còn tồn trong kho.
KẾT LUẬN: Giải trình và chứng minh được bộ hóa đơn chứng từ như trên thì DN sẽ không bị xuất toán Thuế GTGT và Thuế TNDN.