Khái niệm về chữ ký số điện tử, token:
Ở góc độ doanh nghiệp sử dụng token, chữ ký số/chứng thư số điện tử /token… là thiết bị mã hóa toàn bộ dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp, sử dụng như chữ ký thay cho chữ ký tay trên nhiều loại văn bản, hồ sơ được giao dịch điện tử hoặc qua Internet.
Được tạo ra bằng cách chuyển đổi thông điệp dữ liệu bằng hệ thống mật mã không đối xứng, Thông điệp dữ liệu gốc và khóa công khai của người ký có thể xác định chính xác:
- Các phép biến đổi trên được tạo với cùng một khóa riêng tương ứng với khóa chung trong cùng một cặp khóa;
- Tính toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện chuyển đổi ở trên.
Ngoài ra thì chữ ký số điện tử còn dùng để ký các giao dịch chứng khoán điện tử, các hồ sơ , hợp đồng với các đối tác làm việc trực tuyến mà không cần gặp trực tiếp. Giúp việc trao đổi dữ liệu dễ dàng, đảm bảo tính pháp lý, tiết kiệm thời gian:
- Làm bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký vì có tính bảo mật và chính xác cao.
- Các hồ sơ trực tuyến được công nhận về mặt pháp lý sẽ tương đương các hồ sơ bản cứng ( có con dấu và chữ ký của người có thậm quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật).
- Tổ chức/ cá nhân có thể điện tử hóa việc lưu trữ và ký các tài liệu, chứng từ, hợp đồng, chứng từ kế toán, báo cáo thuế,… mà không cần phải in ấn và quản lý tài liệu giấy.
Có thể chia chữ ký số điện tử làm 2 loại như sau:
- Chứng thư số là phần không thể phân tách của chữ ký số, nó lưu trữ toàn bộ dữ liệu đã được mã hóa của doanh nghiệp.
- Phần cứng – giống 1 chiếc USB( được gọi là USB token) và được bảo mật thông tin bằng mã pin hay còn gọi là mật khẩu. Việc bảo mật này nhằm tách biệt hoàn toàn với internet, tránh ký giả mạo
Chứng thư số và chữ ký số công cộng có giống nhau không?
Bản chất, chứng thư số là phần mã hóa bên trong chữ ký số lưu trữ các dữ liệu thông tin định danh nhằm xác định doanh nghiệp, cá nhân nào là người sử dụng chữ ký số.
Thông tin của chứng thư trong chữ ký số của doanh nghiệp , cá nhân bao gồm những thông tin cơ bản như sau:
- Tên của tổ chức được phép cung cấp dịch vụ chữ ký số điện tử ( Ví dụ: Viettel-ca, VNPT-ca, Newtel-ca,…)
- Thông tin tên đơn vị tổ chức, cá nhân đăng ký chữ ký số như: tên công ty, mã số thuế, địa chỉ…
- Số hiệu của chữ ký số điện tử (số seri).
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
- Mã khóa công khai của tổ chức, cá nhân được cấp chữ ký số điện tử.
- Các hạn chế về phạm vi, mục đích sử dụng chứng thư số.
- Giới hạn về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số.
- Mật mã thuật toán.
- Các nội dung cần thiết khác theo Quy định của Bộ thông tin và Truyền thông.
Có 5 mục đính quan trọng mà các tổ chức doanh nghiệp nếu muốn thực hiện giao dịch bắt buộc phải sử dụng chữ ký số điện tử đó là:
- Giao dịch kê khai, nộp thuế điện tử qua mạng.
- Kê khai các hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử.
- Xuất hóa đơn điện tử.
- Kê khai, nộp thuế hải quan.
- Mua sắm công
Mua chữ ký số ở đâu? Giá chữ ký số như thế nào?
Nên sử dụng chữ ký số của nhà cung cấp nào? Hiện tại có hơn 15 tổ chức được Bộ thông tin và Truyền thông cho phép cung cấp dịch vụ chữ ký số như: VNPT, Viêttel, FPT, Vina, SAFE, Vinca, Bkav, Newtel,…Chữ ký số điện tử của nhà cung cấp nào cũng đều ổn định, tính năng sử dụng như nhau, chất lượng bảo hành như nhau, nhưng quan trọng là bạn có lựa chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ ( hay gọi là Đại Lý/CTV chứ ký số ) chuyên nghiệp, làm việc, hỗ trợ đúng như cam kết với khách khách khi đăng ký dịch vụ hay không?
Có 2 lý do bạn cần cân nhắc khi lựa chọn Đại lý chữ ký số:
- Giá cả:
- Ngoài thị trường có nhiều đại lý cạnh tranh không lành mạnh, họ thường tư vấn chung chung, giá rất rẻ lại được hưởng rất nhiều chương trình khuyến mại đi kèm. Nhưng khách hàng không hay biết rằng để được hưởng các dịch vụ tặng kèm thường sẽ phát sinh thêm các phí không báo trước, hoặc những phần mềm được tặng mới được đem vào sử dụng để cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tặng kèm gây khó chịu, không tiện lợi, hoặc tặng nhưng không sử dụng được. Gây lên sự hiểu lầm, ảnh hưởng trực tiếp tới các Đại lý làm việc chuyên nghiệp, có tậm khác.
- Vì vậy mà trước khi quyết định mua bạn cần lưu ý: Giá thanh toán cuối cùng là bao nhiêu? Giá thanh toán có kèm khuyến mại gì cụ thể? Có phải trả thêm phí hỗ trợ cài đặt, phí hướng dẫn sử dụng dịch vụ không?
- Về dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng:
- Vào các dịp kê khai thuế theo tháng, quý, năm, BHXH, khai hải quan, hóa đơn,… hay xảy ra lỗi khi sử dụng chữ ký số điện tử thì có bộ phần nào hỗ trợ cho bạn, có đủ chuyên môn, nghiệp vụ xử lý lỗi không? Khi phát sinh ngoài giờ hành chính có ai trực máy hỗ trợ bạn không?
- Để bạn không phải tự đi bên khác hỗ trợ khi cần.
Với kinh nghiệm gần 10 năm cung cấp dịch vụ cho các khách hàng dịch vụ thuế, khách hàng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân. Chúng tôi đánh giá cao các đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín, chất lượng hàng đầu ở Việt Nam như: Viettel, VNPT là 2 tập đoàn cung cấp dịch vụ có giá thành cao hơn so với Newtel hay vin-ca,.. nhưng những đơn vị kể trên đều được khách hàng đánh giá tốt về khâu chăm sóc sau bán hàng, có hỗ trợ cả ngoài giờ hành chính, xử lý lỗi rất chuyên nghiệp và nhanh chóng, đặc biệt là khách hàng không phải chờ lâu, hỗ trợ nhanh chóng, nhân viên hỗ trợ lịch sự, lễ phép, tôn trọng khách hàng. Luôn có nhân viện trực hỗ trợ tiếp nhận thông tin, phản ánh của khách hàng cụ thể.
Một trong những lý do mà không phải Đại lý nào cũng làm được điều này.
Chúng tôi có rất nhiều đánh giá khách hàng tự cảm nhận và phản hồi lại dịch vụ chung tôi đã cung cấp.